Người ngồi đó với cây chì đỏ

Vạch đường đi, từng phút từng giờ

Trong đầm gì đẹp bằng Sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.


Mộ Thái Thị Tổ NGUYỄN PHÚC KHANH

(Thế kỷ XV) Khởi công 17/3 âl - Khánh thành 26/3 Bính Tuất

Tại Cồn Cun, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương,

tỉnh Nghệ An

Bia đá trên Mộ Thái Thị Tổ NGUYỄN PHÚC KHANH

Mộ Thái Thị Tổ NGUYỄN PHÚC KHANH

Tọa lạc trên Cồn Cun nhìn từ xa

Hành hương về cội nguồn 

(tháng 7/2013)


 

 

"...Tiến sỹ Nguyễn Đình Cổn, người đã có nhiều cống hiến cho triều đình Lê Trịnh, một năm hai lần vinh quy bái tổ, được ghi danh trong Văn miếu Quốc Tử Giám và được nhiều sử sách ghi nhận như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt lịch triều đăng khoa, Lịch triều đăng khoa bị khảo, Nghệ An ký, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt sử ký tục biên... Ông đúng là nhân vật “xưa nay hiếm” và xứng đáng được hậu thế tôn vinh..."

 

Mộ Đông các Tiến sỹ- Đông các đại học sỹ

NGUYỄN ĐÌNH CỔN

(1652-1685)

Khởi công tôn tạo ngày 17/3 âl - Khánh thành 26/3 Bính Tuất

Tại Cồn Cun, xã Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An

NGƯỜI NHƯ THẾ XƯA NAY HIẾM CÓ

    Đó là lời nhận xét của nhà Nghệ Tĩnh học xuất sắc Bùi Dương Lịch về nhân vật Nguyễn Đình Cổn, làng Bích Thị, xã Bích Triều, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (nay là xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An).

    Gia phả họ Nguyễn Đình cho biết, Nguyễn Đình Cổn, hiệu là Thuận Hiên, sinh năm 1652, là con trai cả của Quốc tử giám Giám sinh Nguyễn Phúc Vĩnh và bà Nguyễn Thị Lợi, người mẹ vốn dòng dõi thế phiệt trâm anh. Ca tụng về mẹ ông, chúa Trịnh từng ban cho bài thơ:

                         Phiên âm:

Hữu đoạn chức cơ

Hiệu Mạnh Gia chi miễn học

Liên hòa hùng phủ

Sư dĩnh mẫu chi tối cần

Tạm dịch:

Chặt phăng khung cửi

Gắng học theo Mạnh Mẫu

Tâm can dành cho con

Mẹ thông minh cần mẫn

    Không phụ công dưỡng dục của cha mẹ, Nguyễn Đình Cổn tuy còn nhỏ nhưng đã rất thông tuệ, tướng mạo khôi ngô, thông minh khác thường, theo học một thầy đồ tại địa phương, nhưng thầy chỉ nhận dạy được một thời gian ngắn vì không đủ kiến thức để tiếp tục giảng cho học trò. Sau đó, thầy lại gửi ông sang địa phương khác để dùi mài kinh sử. Ông nổi tiếng khắp vùng vì tài đối đáp sáng suốt hơn người. Ngày nay, nhiều câu đối của Nguyễn Đình Cổn thuở nhỏ vẫn còn được lưu truyền hậu thế.

    Năm 1667, đời vua Lê Huyền Tông, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 5, lúc đó Nguyễn Đình Cổn mới 15 tuổi, đã đỗ Giải Nguyên khoa Đinh Mùi, nhưng chưa đủ tuổi để làm quan. Năm 1668, ông lại đỗ khoa Ân thi Sĩ vọng và được cử làm Giám sát đạo Lạng Sơn(1).

    Năm Bính Thìn (1676), đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị năm thứ nhất, Nguyễn Đình Cổn tiếp tục đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân lúc 25 tuổi. Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam có chép: “Nguyễn Đình Cổn, người xã Bích Triều, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Trước, thi hương đỗ Giải nguyên, đỗ khoa Sĩ vọng, 25 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676)”. Hiện nay, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, bia số 7, có đề tên ông: “Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân thập lục danh... Nguyễn Đình Cổn, Thanh Chương huyện, Bích Triều xã”.

    Cùng năm 1676, triều đình lại mở khoa thi Tư khoa Đông các tiến sỹ, Nguyễn Đình Cổn đỗ hàng thứ ba, được sung Đông các hiệu thư. Sách Nghệ An ký chép rằng: “Ông là người cao minh tài trí hơn người, cha ông là Hương cống. Trong một năm đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân và Đông các Tiến sỹ. Hai lần bái tổ vinh quy. Người như thế xưa nay hiếm có”(2). Vua Lê ban thưởng ông bốn chữ vàng “Nhất niên lưỡng vinh quy” (Tạm dịch: Một năm hai lần vinh quy bái tổ). Lần bái tổ vinh quy thứ nhất, Nguyễn Đình Cổn được hàng tổng rước theo đường Nam Đường về Bích Triều. Lần thứ hai, hai tổng Bích Hào và Thổ Hào phải mở con đường mới từ núi Cơ Sơn (ngày nay thuộc xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn) để rước như một tân khoa. Cũng nhờ vậy mà ngày nay thành con đường thuận tiện cho nhân dân đi lại. 

    Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Đình Cổn được phong chức Đặc tiến gia phong đại phu - Thiêm đô ngự sử. Sau đó, ông còn được phong chức Đông các hiệu thư và Đông Triều Nam tước. Dù ở cương vị nào ông cũng luôn tỏ rõ là một vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân, vì nước.

    Không những vậy, Nguyễn Đình Cổn còn nổi danh là một nhà thơ tài ba, lỗi lạc thời đó. Mọi người ca ngợi ông “đối đáp như thần, văn thơ xuất chúng”. Hiện nay, tác phẩm của ông còn được lưu lại khá nhiều trong Tổng tập Văn học Việt Nam(3) như: Họa vần mừng Quốc lão, Họa bài thơ lưu biệt của Chu Xán, Thứ vận hạ hữu thị lang... 

    Năm 1685, Nguyễn Đình Cổn được cử làm Chánh sứ tại Bắc Quốc. Sự kiện này được chép rõ trong sách Lịch triều hiến chương loại chí: “Năm Chính hòa thứ 6, cử Chánh sứ Nguyễn Đình Cổn, Phó sứ Nguyễn Tiến Tài đi sứ nhà Thanh - tức vào năm 24 đời vua Khang Hy nhà Thanh (1685)”(4). Tại đất khách quê người, ông ngã bệnh và ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Và cái chết của ông là một ẩn số lịch sử gắn với nhiều giai thoại lưu truyền cho đến tận bây giờ. 

    Sau khi Nguyễn Đình Cổn mất, Hoàng đế Vạn Lịch - Trung Quốc cho đưa thi hài ông về cửa ải nước ta, cấp táng rước về kinh đô Đại Việt. Vua Vĩnh Trị cử hành lễ nghi trang trọng, đưa Ngài về bản xứ Nghệ An, sức phát cho các quan thân chức tước văn võ rước, đón, táng thi hài ông ở Cồn Lăng thuộc huyện Thanh Chương. Sau đó, đến tháng 6, năm Nhâm Thìn, con cháu, các môn sinh và các quan văn võ tổng Bích Triều, làm lễ cải táng và chuyển mộ ông về xứ Cồn Cun (nay thuộc xã Thanh Giang, Thanh Chương). Vua Lê truy tặng ông 3 chữ “tử vì quốc” và chức “Tả thị lang bộ Hình, Đông triều Nam tước”(5), đồng thời sắc cho tổng Bích Triều lập miếu thờ Ngài.

    Nhân dân Bích Triều tôn ông là thần và lập đền thờ. Hàng năm, đến ngày 19 tháng 11 âm lịch, thôn Bích Thị, tổng Bích Triều đứng ra tổ chức ngày giỗ của Ngài. Các triều đại phong kiến có sắc phong thần cho Ngài. Tại từ đường họ Nguyễn Đình vẫn còn lưu giữ được hai đạo sắc. Nội dung các đạo sắc như sau:

    - Phiên âm đạo sắc năm Thành Thái thứ 2 (1890):

    Sắc: Nghệ An tỉnh, Thanh Chương huyện, Bích Triều tổng các xã thôn phụng sự Lê triều Tiến sĩ Đông các Đại học sĩ Nguyễn Phủ Quân chi thần Hộ Quốc tỉ dân niệm trước linh ứng hướng lai vinh Hữu giữ phong tư kim phi thừa

    Cảnh mệnh miến niệm Thần Hưu trước phong vi Đoan Tĩnh Dực Bảo Trung Hưng chi thần chuẩn y cựu phụng sự Thần kỳ Tướng Hữu Bảo ngã Lê dân . Khâm tai

    Thành Thái Nhị niên - Nhị nguyệt - Nhị thập nhật.

    - Phiên âm Đạo sắc năm Duy Tân thứ 3 (1909):

    Sắc chỉ: Nghệ An tỉnh, Thanh Chương huyện, Bích Triều tổng các xã thôn tòng tiền phụng sự Đoan tĩnh Dực Bảo trung hưng Lê triều Tiến sĩ Đông các Đại Học sĩ Nguyễn phủ quân chi thần tiết kinh ban cấp.

    Sắc phong chuẩn kỳ phụng sự Duy Tân nguyên niên Tấn quang đại lễ kinh ban bảo chiếu đàm ân Lễ long đăng trật đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí Quốc khánh nhi thân Tự điển - khâm tai.

    Duy Tân Tam niên bát nguyệt Thập nhất nhật.

    Hiện nay, đền thờ Nguyễn Đình Cổn chỉ còn lại nền móng. Con cháu trong dòng họ đã rước các đồ tế khí của đền về thờ tại Nguyễn tộc từ đường ở xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương. Và chính những tài liệu, hiện vật còn lưu giữ tại đây giúp chúng ta hiểu khá cụ thể thân thế, sự nghiệp của Tiến sỹ Nguyễn Đình Cổn, người đã có nhiều cống hiến cho triều đình Lê Trịnh, một năm hai lần vinh quy bái tổ, được ghi danh trong Văn miếu Quốc Tử Giám và được nhiều sử sách ghi nhận như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt lịch triều đăng khoa, Lịch triều đăng khoa bị khảo, Nghệ An ký, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt sử ký tục biên... Ông đúng là nhân vật “xưa nay hiếm” và xứng đáng được hậu thế tôn vinh.

    Chú thích:

    (1) Thanh Chương huyện chí của Đặng Công Luận chép lại theo bản chính, Nguyễn Ngọc Hiên hiệu đính, lưu tại Viện Hán Nôm.

    (2) Nghệ An ký, Bùi Dương Lịch, Nxb Giáo dục.

    (3) Tổng tập văn học Việt Nam. Nxb KHXH, năm 2000.

    (4) Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb KHXH, năm 2000.

    (5) Lịch triều đăng khoa bị khảo, Tài liệu thư viện Hán Nôm, A485.

                                             Tư liệu 

Tấm bia đá ghi tên Tiến sỹ Nguyễn Đình Cổn ở Văn miếu Quốc Tử Giám- Hà Nội 


LỜI NÓI ĐẦU

 

          Gia phả là lịch sử của một dòng họ, một gia đình lớn. thiết tưởng không cần phải nói nhiều về ý nghĩa mà mỗi cuốn gia phả của từng dòng họ đều đã nói rõ trong từng lời tựa. Đành rằng cái ăn, cái mặc để nuôi sống gia đình và bản thân là việc hàng đầu. nhưng có thấy nỗi day dứt của những người có tâm huyết muốn truyền cho con cháu biết đời cha mình do ai sinh ra, từ đâu đến, tổ tiên công đức ra sao, ngặt vì gia phả đó mất. Có thấy được nỗi niềm của những người trú ngụ ở phương xa không được cha ông truyền cho biết gốc gác của mình từ đâu, họ hàng là ai, khi đó mới thấy đầy đủ ý nghĩa của hai chữ "gia phả-gia bảo". Giọt nước rất quý đối với người sống trên sa mạc, còn đối với người sống ven sông, dễ gì mỗi lần "uống nước" lại phải "nhớ nguồn".

    Tổ tiên ta là ai, đó là điều mà con cháu ta, từ thế hệ này đến thế hệ khác can phải biết, can phải tìm hiểu để biết nguồn gốc của mình. Biết nguồn gốc để tưởng nhớ và mái tri ân ông, bà, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì quý báu nhất mà chúng ta may mắn được thừa hưởng.

    Thời trước họ nào cũng có gia phả, có họ từng nhà cũng có gia phả. Nếu vì thuỷ, hỏa, đạo tặc lỡ để mất vàng bạc, của cải dù quý báu như thế nào, nhưng quyết không để mất gia phả. Ngặt vì gia phả ngày xưa viết bằng chữ Hán, hơn nữa từng chi từng nhà chỉ nối phần trực hệ của chi mình, nhà mình, thảng hoặc mới có một cuốn gia phả ghi đời tiếp nối của chi anh, chi em, đến đời hai, đời ba là cùng, do đó nếu một chi mất gia phả thì chi khác cũng không thể bổ cứu. Hiện nay, do mất gia phả nên nhiều họ tuy cùng ở với nhau trong một địa phương vẫn không biết nhau, không nhận được quan hệ họ hàng. 

    Về một ý nghĩa khác, gia phả sở dĩ gọi là « gia bảo » vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, là điều tổ tiên muốn gửi gắm lại cho đời sau. Bất cứ họ nào, bất cứ con người nào trong họ, có tài năng lỗi lạc đến đâu, cũng không thể viết được toàn bộ gia phả mà chỉ có kế thừa đời trước và truyền dẫn đời sau. Đồng thời gia phả còn ghi nhận những công lao to lớn và những kết quả của quá trình đấu tranh khuất phục thiên nhiên và xã hội để duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi dòng họ. Từ thời Thái Thủy Tổ cho đến các đời con cháu thế hệ sau này có bổn phận và trách nhiệm phải duy trì và phát huy, mãi mãi tiếp theo.

    Vậy, con cháu dòng Họ Nguyễn Hữu từ nay về sau, phải có trách nhiệm tiếp tục viết, bổ cứu Gia phả của dòng họ. Đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày phải luôn noi theo tấm gương sáng ngời của các bậc tiền nhân để răn mình, nuôi dạy con, cháu trở thành những con người có đạo đức tốt, giỏi giang, tinh thông về nghề nghiệp...xứng đáng với sự nghiệp vẻ vang của dòng họ./.

                                              Họ Nguyễn Hữu                                                                      (Xã Nam Tân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)                                                                                                                 


Chào mừng bạn đến với trang web Bên dòng Lam Giang của Dòng Họ Nguyễn Hữu xã Nam Tân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

LỜI GIỚI THIỆU

    Diễn ra chữ Quốc ngữ nói rằng: Ở trên đời mỗi một con người sinh ra do từ tổ tiên ( có trước mới có sau)

- Vạn vật trên đời do thiên nhiên sinh ra mới có. Đời trước có công mở mang xây dựng, Đời sau phải quyết chí vun trồng bảo vệ.

    Nhưng không may lại sinh ra Họ nhà ta gặp phải thời cơ loạn lạc, binh biến, đầu đạn mũi tên cho nên đến nội thời thế đổi dời, sổ sách thất thác để đến nội đời sau không biết lấy đâu mà tra khảo lịch sử của Tổ tiên, cho nên càng nghĩ càng lo, lo làm sao truy tìm được lịch sử của Tổ tiên, để đền đáp lại nghĩa nặng ơn sâu.

    Hiện nay may mắn đã tìm nhận được từ đời Tằng Tổ trở về sau này, có thứ tự tùng thời đại rõ ràng, cho nên tôi đã ghi chép thành một sổ để làm của quý lưu truyền cho con cháu về sau, xem đó mà theo dõi, tưởng nhớ đến công đức của tổ tiên. Nhớ bồi đăp các ngôi mộ của các vị Tiên nhân, đồng thời nhớ đến những ngày giỗ của các vị Tiên nhân trong họ nhà mình khỏi sai sót và trùng lặp.

    Do những công lao trên cho nên tôi đã khảo cứu từ ngày mồng 1 tháng 11 năm vua Duy Tân lên ngôi được 5 năm, đã khảo cứu được từ Tổ Ông (năm Tân Hợi 1911) và Tổ Bà đều không biết tên (lí do vì sách đã rách nát) cả hai ngôi mộ này đều chôn tại đội Kim Ngô cũ làng Khoa Tràng. Có năm nào anh em cả Họ đào tìm để di dời đi chỗ khác, nhưng đào tìm suốt 1 ngày mà không thấy, đành chịu mất cả 2 ngôi./.

                                       Y sao lại theo bản dịch lần thứ 3

                                             Ngày 10/02/1981     

                                                Nguyễn Hữu Trinh     


                                                             

KHU DI TICH VUA MAI HẮC ĐẾ

BÊN DÒNG SÔNG LAM


Hình ảnh tổng hợp

/album/nguyenhuu/t%e1%ba%a3i-xu%e1%bb%91ng-jpg/

—————

/album/nguyenhuu/a431960-248293601976376-559540256-n-jpg/

—————

/album/nguyenhuu/a487494-248294388642964-207614654-n-jpg/

—————

/album/nguyenhuu/a936761-248294631976273-1385137942-n-jpg/

—————

/album/nguyenhuu/a942431-248294005309669-2121480007-n-jpg/

—————

/album/nguyenhuu/bac-jpg/

—————

/album/nguyenhuu/images-1-jpg/

—————

/album/nguyenhuu/images-2-jpg/

—————

/album/nguyenhuu/images-jpg/

—————

/album/nguyenhuu/nuidun-jpg1/

—————

/album/nguyenhuu/bac-h%e1%bb%93-ng%e1%bb%93i-gh%e1%ba%bf-m%c3%a2y-jpg1/

—————

/album/nguyenhuu/%c4%91%e1%bb%81n-vua-maijpg-jpg1/

—————

—————


 


 

 


Liên kết

Đọc báo online

2013-09-12 16:03
https://giaoduc.net.vn/ https://vnexpress.net/ https://www.thanhnien.com.vn  

—————


Bài viết

Nam Đàn - Điểm đến Hấp Dẫn

2013-09-18 16:29
  Nam Đàn - Điểm đến Hấp Dẫn Cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 20 km về phía Tây là huyện Nam Đàn- nằm nghiêng mình soi bóng bên bờ Lam Giang; được ôm ấp bởi các dãy núi Thiên Nhẫn, Đại Huệ uy nghi, hùng vĩ. Núi sông, non nước, đất trời đã...

—————


Trang chủ

Về Nam Đàn trẩy hội Vua Mai

2013-09-18 16:38
Về Nam Đàn trẩy hội Vua Mai Trong 3 ngày (13, 14 và 15 tháng Giêng âm lịch), Lễ hội Đền Vua Mai được tổ chức tưng bừng, khai hội mở đầu cho một mùa Xuân mới đang về trên khắp các nẻo đường đất nước. Đến hẹn lại lên, hàng năm vào dịp đầu Xuân năm mới, Đảng bộ và nhân...

—————


Trang chủ

Giới thiệu văn hoá lịch sử huyện Nam Đàn

2013-09-18 16:44
 Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, phần lớn diện tích ở tả ngạn sông Lam và một phần ở hữu ngạn sông Lam. Diện tích khoảng 293,90 km2, kéo dài từ 18o 34’ đến 18o 47’ vĩ bắc và trải rộng từ 105o 24’ đến 105o 37’ kinh đông, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm...

—————


Trang chủ

Một bài thơ hay được cho là của Ông Nguyễn Đình Cổn

2013-09-23 14:30
Thứ Vận Hoàng Môn Thị Lang Nguyễn Cúc Pha* Hạ Tân Cư Thành Cung dư tịch địa bán trăn kinh Hỷ đắc tân thi đương tọa minh (1) Ung thuật lũ khuynh mưu phụ tửu Nang thư duy hữu thảo huyền kinh (2) Bồng môn đảo lý nghinh giai khách Hoa ổ di sàng cận khúc linh Tiếu ngã lão lai cuồng cánh...

—————


Trang chủ

Huyện Thanh Chương đón bằng di tích LSVH nhà thờ dòng họ Nguyễn Đình

2013-09-23 14:31
Huyện Thanh Chương vừa tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá nhà thờ đại tôn và khu mộ tổ dòng họ Nguyễn Đình tại xã Thanh Giang. Nhà thờ Nguyễn Đình ở xã Thanh Giang được xây dựng để thờ vị thủy tổ Nguyễn Phúc Khanh và hậu duệ của dòng họ. Theo gia phả và các tài liệu hiện còn lưu giữ,...

—————


Trang chủ

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị năm thứ 1 (1676)

2013-09-23 14:33
                                  Ôi! Bậc thánh chúa dựng nghiệp trung hưng, tất lập ra chế độ tốt đẹp để truyền lại người sau; đấng minh quân nối dõi giữ gìn thành pháp, ắt noi theo khuôn phép để bảo toàn truyền...

—————


Trang chủ

Dòng Họ Nguyễn ở Việt Nam có từ khi nào

2013-09-12 13:57
Là họ phổ biến nhất, khoảng 40% dân số mang họ này. Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Trung Quốc nhưng ít phổ biến hơn nhiều ."Nguyễn" nghĩa gốc là tên của một nhạc cụ cổ xưa. Tuy nhiên không phải tất cả những người mang họ Nguyễn đều có một mối quan hệ gì đó. Trong lịch sử , đã từng có nhiều trường...

—————


Trang chủ

TIẾNG NGHỆ

2013-10-08 17:08
Cái gầu thì bảo cái đài Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi Chộ tức là thấy mình ơi Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em Thích chi thì bảo là sèm Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào Cá quả lại gọi cá tràu Vo troốc là bảo gội đầu đấy em… Nghe em giọng Bắc êm êm Bà con hàng xóm đến xem chật nhà Răng chưa...

—————


Trang chủ

Về xứ Nghệ

2013-10-08 17:10
Anh chưa rảnh đưa em về xứ Nghệ Để uống nước sông Lam và nghe mệ chuyện trò Thăm mảnh đất đã đi vào lịch sử Với Đền Trìa, Bến Thủy, Cồn Mô... Dẫu ngày xưa có thể khác bây giờ Nhưng chất Nghệ anh tin là vẫn chảy Trong huyết quản mỗi người quê anh đấy Sống nơi...

—————


Trang chủ

Chồng Nghệ

2013-10-08 17:10
Lấy chồng xứ Nghệ vui lắm nhé! Bữa cơm ăn no là đứng lên Mặc cho khách ngồi nhai nhỏ nhẻ Cười hì: - Cái tính bầy tui quen! Bạn đến chơi nhà thì hỏi thẳng - Có ăn tao bảo vợ nấu nào! Bạn về vợ trách thì mắng lại - Thật thà với hắn có làm sao! Nói giọng thì nặng như bổ củi Mô, tê, răng, rứa nghe...

—————


Liên hệ

Nguyễn Minh Tú

0987633949


 

 

 



Trang chủ

Vọng mãi hào khí khởi nghĩa Hoan Châu

2013-09-18 17:02
Vọng mãi hào khí khởi nghĩa Hoan Châu     Cách đây tròn 13 thế kỷ, vào năm 713 tại đất Hoan Châu, Mai Thúc Loan với trái tim chứa chan tình yêu quê hương đất nước đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường, lập chính quyền tự chủ và dựng...

—————


Một số bài hát về Quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh

MỘT SỐ CA KHÚC HAY VỀ NGHỆ AN - HÀ TĨNH

2013-09-12 15:54
                                               1 Am tinh que Bac.mp3 Van An- Hoang Thu 2 Biet On Cu Ho Chi Minh.mp3 Luu...

—————

Tất cả các bài viết

—————


Trang chủ

Vào hội Đền Vua Mai 2013

2013-09-18 16:59
Vào hội Đền Vua Mai 2013     (Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Vua Mai năm 2013 diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng năm Quý Tỵ (tức từ ngày 22 đến 24/2/2013). Hôm nay (23/2), Lễ hội bước vào ngày thứ hai với các chương trình văn hóa văn nghệ, thể thao...

—————


Trang chủ

Khoa bảng xứ Nghệ trong Văn bia Văn Miếu Quốc Tử Giám

2013-09-23 14:39
Bên cạnh các văn bản đăng khoa lục, các bộ sử, gia phả các dòng họ nổi tiếng…hệ thống văn bia đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám là một nguồn tài liệu hết sức quý giá khi tìm hiểu truyền thống, thành tích khoa cử xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh) thời Lê Sơ- Lê Trung Hưng. Văn miếu là nơi ghi...

—————


Trang chủ

Họ Nguyễn trở thành họ phổ biến nhất ở Úc

2013-09-12 14:06
Thế nhưng, sự quen thuộc cũ này đang dần dần ra đi, và trước sự thay đổi mạnh mẽ dân số tại Úc trong thời gian qua, sự quen thuộc mới ra đời: Họ “Nguyễn” đang trở thành rất phổ biến, và đang “chạy đua” để vượt qua họ Smith trong những thập niên tới, tại các thành phố lớn của Úc.   Úc là một...

—————


Trang chủ

XỨ NGHỆ YÊU THƯƠNG

2013-10-08 17:05
Ai ơi cà xứ Nghệ , Càng mặn lại càng giòn Nước chè xanh xứ Nghệ  Càng chát lại càng ngon ... Khoai lang vàng xứ Nghệ  Càng nhai kĩ càng bùi Cam xã đoài xứ Nghệ Càng chín lại càng tươi... Ông đồ xưa xứ Nghệ Càng dạy chữ càng nhiều Tính tình người xứ Nghệ  Càng biết lại càng yêu...

—————


Trang chủ

Nỗi Niềm Người Xứ Nghệ

2013-10-08 17:09
Xứ Nghệ quê tôi - mảnh đất khô cằn Đến giọng nói nghe cũng nhọc nhằn đến lạ Gió lào thổi xác xơ ngày mùa hạ Mùa đông dầm dề, mưa rả rích kéo lê thê Bao lớp người đã xa mảnh đất quê Nhưng người xứ Nghệ vẫn đậm đà chất nghệ Quen biết nhau qua giọng nói, câu chào «trọ trẹ» Ở khắp chốn, cùng trời vẫn...

—————


Trang chủ

Tiếng Nghệ 2

2013-10-08 17:11
Mỗi lần trai xứ Nghệ Đưa vợ về thăm quê, Từ lúc bước lên xe Có thêm nghề phiên dịch. Từng âm thanh chắc nịch Chẳng thêm "ngã" bao giờ Đã thế, còn lắm từ Không có trong từ điển!  Vị mặn mòi gió biển, Giọt nắng sém đồi nương, Cùng bão góp mưa dồn Lắng sâu vào tiếng nói. Một miền quê nghèo...

—————